10 thói quen xấu một lập trình viên nên tránh

1. Không nghỉ đủ

Cái này có lẽ phải tới 90% chúng ta mắc phải, và tôi cũng không phải điều gì ngoại lệ ?. Khi mà khách hàng đang giục, sếp thì liên tục push tiến độ thì làm sao mà chúng ta có thể nghỉ ngơi được. Đúng là vậy, nhưng cũng đừng để bản thân bị mắc ở trong cái vòng xoáy thức đêm dậy sớm đó quá lâu. Điều đầu tiên là hãy ngủ đủ, ít nhất là 5-6 tiếng vào buổi tôi. Và đôi lúc hãy cho bản thân mình nghỉ ngơi một chút, để bộ óc của chúng ta có thể được thư giãn. Và trong quá trình làm việc thì thỉnh thoảng bạn cũng nên đứng lên đi lại và làm một vài bài thể dục nhẹ nhàng.

2. Ngại hỏi

Điều này có thể thấy được ở cả công ty hay trường học. Rất nhiều người trong chúng ta ngại việc hỏi nhưng gì mình đang thắc mắc. Tất nhiên ở đây tôi không nói bản hãy hỏi bất cứ khi nào gặp điều mình không biết. Đầu tiên hãy dành ra thời gian để nghiên cứu vấn đề, google về nó, nhưng hãy đặt cho mình khoảng thời gian nhất định thôi nhé, chứ đừng lãng phí cả 1 ngày dài để tìm hiểu vấn đề mà có thể được xử lý vô cùng đơn giản. Vấn đề ngại hỏi này có thể đến từ nhiều lí do khác nhau, có thể do chúng ta e ngại sợ mọi người hấy chúng ta kém cỏi, hoặc chúng ta sợ mình trở thành điều gì đó phiền phức. Nhưng cái việc mà cứ nghĩ một vấn đề theo một lối mòn và không có giải pháp cho nó thì thật sự làm tốn thời gian và giảm hiệu năng công việc đi đáng kể. Vì thế, nếu vượt quá thời gian cho phép mà chưa tìm được giải pháp thì hãy mạnh dạn hỏi những người xung quoanh. Nếu họ đang không quá bận bịu với task của họ thì tôi nghĩ họ sẽ rất vui khi giúp đỡ bạn. Như một người anh từng training cho tôi từng nói: “Anh sẽ cho em 30 phút – 1 tiếng cho mỗi bài toán em gặp phải. Nếu không tìm ra được giải pháp thì hãy hỏi ngay”

3. Ngưng học hỏi

Việc bạn là một senior với một bề dày kinh nghiệm hay đơn giản chỉ là 1 fresher, bạn hãy luôn không ngừng học hỏi. Công nghệ quoanh ta thay đổi từng ngày và tôi tin chắc rằng không một dev nào có thể biết tất cả về một thứ gì đó. Nếu bạn thấy thỏa mãn về những điều hiện tại và ngừng học hỏi thì tôi tin chắc bạn sẽ tụt lại phía sau. Có thể công việc của bạn hiện tại sẽ yêu cầu bạn viết một thứ duy nhất và sẽ chỉ cần dùng thứ đó. Nhưng nếu một ngày bạn mất việc hay công ty thay đổi và cần bạn làm thêm những thứ khác nữa thì sao?

4. Dirty code

Một vấn đề nan giải mà nhiều coder gặp phải đây. Tưởng tượng bạn nhận một job về việc nâng cấp một hệ thống được code từ trước. Ngay sau khi mở code ra đọc thì thấy tùm lum là những đoạn code không tuân theo convention, tên class, tên biến đặt không mục đích rõ ràng. Lúc đó chắc chắn hẳn chúng ta sẽ phát điên mất. Mà thật sự cũng đâu cần lấy ví dụ gì xa xôi, trong một project mà teammate của ta có những người code kiểu trên thì có lẽ khi fix bug hay maintenance lại sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy, đừng chỉ đơn giản là code chạy được mà hãy viết code thật clean

5. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Điều này thật sự vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn đã có gia đình. Làm một lập trình viên tiêu tốn của chúng ta khá nhiều thời gian. Có vô vàn lí do dẫn đến việc này, task cần hoàn thiện kịp release, có bug cần fix xong sớm, công nghệ thay đổi khiến chúng ta dành nhiều thời gian học hỏi và hàng tỉ thứ nữa. Những điều trên dẫn đến chúng ta phải OT, làm việc muộn, thậm chí dành cả cuối tuần để gắn bó với chiếc máy tính. Và thế là chúng ta sẽ chẳng con thời gian cho những thứ chúng ta yêu thích. Nhưng hay thử nghĩ xem, cuối cùng thì lập trình cũng là một công việc, đừng để công việc đó chi phối quá nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta. Đúng là mỗi người đều có một gánh nặng riêng và nhiều khi chúng ta phải cố hết sức, bỏ hết quỹ thời gian để có thể có tiền lo cho gia đình một cuộc sống êm ấm nhất. Nhưng hãy cố gắng đừng để nó kiểm soát chúng ta và đẩy chúng ta ra xa khỏi những điều chúng ta yêu quý. Hãy cố dành thời gian cho bạn bè, gia đình hoặc chính chúng ta, dù ít ỏi thôi cũng được. Hãy thỉnh thoảng về sớm đón con và vào bếp nấu cho người vợ của chúng ta một bữa ăn, dành thời gian buổi tối giúp những đứa trẻ của chúng ta giải bài tập trên lớp. Bạn làm việc vì gia đình nhưng đừng để chính công đẩy chúng ta ra xa khỏi họ. Cuối cùng thì cuộc sống đâu phải chỉ là mấy dòng code, nó còn hơn thế rất nhiều

6. Xung đột nơi làm việc

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng gặp ít nhất một người không bao giờ thừa nhận họ sai. Điều này nhiều khi sẽ dẫn đến cãi vã, khiến chúng ta bực dọc và không muốn làm việc. Hãy cố gắng bình tĩnh và đừng để cuốn vào cuộc cãi vã đó, nó sẽ chẳng đem lại điều gì cho chúng ta ngoài sự phiền phức cả. Lúc đó có lẽ chúng ta chỉ đơn giản là nên bỏ đi và ứng xư như một người trưởng thành hơn. Và nếu không thể có một giải pháp thống nhất thì hãy tìm đến một người cấp cao hơn và nhờ họ đưa ra một giải pháp. Cuối cùng thì công việc vẫn phải được hoành thành mà đúng không?

7. Không rút ra kinh nghiệm từ sai lầm

Là một dev thì sai lầm là chuyện không thể tránh khỏi và có khi còn sai như cơm bữa ?. Điều này hoàn toàn không thành vấn đề và không có gì là sai cả. Làm gì có ai viết code mà không có bug đúng không? Nhưng nếu bạn cứ lặp đi lặp lại một sai lầm thì điều đó lại khác. Khi bạn gặp một lỗi gì đó, hãy tìm ra nguyên nhân của nó và xem liệu có giải pháp cụ thể nào có thể ngăn chặn nó không.

8. Bỏ cuộc quá sớm

Nhiều khi nhận một task khó hay khi phải xây dựng lại một hệ thống gần như từ ban đầu sẽ đem lại cho chúng ta một cảm giác rất mệt mỏi. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ tới việc không làm được hoặc dùng những biện pháp giải quyết cực kì rủi ro và có lẽ sẽ gây bug nghiêm trọng về sau. Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của chúng ta đó. Mọi bài toàn đều có lời giải. Khi bạn đang quá mặc kẹt trong cái mê cung với mớ lập luận không đi tới kết quả của mình, hãy ngưng lại, hãy cho chúng ta thời gian nghỉ ngơi một chút để có thể reset lại tất cả và biết đâu sẽ có một giải pháp ập tới. Đôi lúc thành công đã ở ngay cạnh nhưng bạn lại gục ngã quá sớm ?

9. Tỏ ra rằng mình biết hết tất cả

Như đã đề cập ở trên thì có những người không bao giờ nghe ý kiến của ai, một phần vì họ luôn nghĩ rằng họ biết hết tất cả. Tôi nghĩ rằng kể cả một lập trình viên java 10 năm kinh nghiệm thì vẫn sẽ có những ngóc ngách nào đó trong java mà anh ta có thể không biết hoặc không nắm vững. Việc nghĩ mình biết mọi thử không chỉ khiến mọi người xung quoanh khó chịu mà còn cản trở chính chúng ta trong việc học tập thử mới.

10. Không chấp nhận những lời phê bình

Có lẽ không ai muốn bị chỉ trích. Nhưng việc mắc lỗi là điều đương nhiên sẽ gặp phải trong quá trình chúng ta phát triển một sản phẩm gì đó. Có những ý kiến thực sự mang tính xây dựng và chúng ta nên tiếp nhận nó, kể cả nó đến từ một người có level thấp hơn chúng ta. Cho dù trong những thứ chúng ta đã làm đi làm lại rất nhiều thì đôi lúc vẫn có thể có sai lầm mà phải không? Đừng ngần ngại đón nhận những lời phê bình mang tính xây dựng để hoàn thiện thêm bản thân.

Nguồn: https://viblo.asia/p/10-thoi-quen-xau-ma-mot-lap-trinh-vien-nen-tranh-gGJ59e3p5X2

Viết một bình luận